
Khách sạn - Nhà hàng Việt
Tổ hợp khách sạn - nhà hàng - cà phê Việt trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 1 Cẩm Xuyên tọa lạc trên diện tích 10.000m2 tại trung tâm khu du lịch Thiên Cầm - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh.
Đất và Người Thiên Cầm Chưa khi nào nghề đi biển Kỳ Anh lại thê thảm như bây giờ!
Ấn tượng Thiên Cầm Đẹp mê hoặc như biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh): Thêm một địa điểm...
Đất và Người Thiên Cầm Vị sư thầy có 'tâm' cùng 20 đứa con nuôi trên đỉnh núi Thiên...
Ấn tượng Thiên Cầm Thiên Cầm- Tiếng đàn trời mênh mang biển cả
Dịch vụ - Hướng dẫn Du Lich ThienCam.com.vn Tiên phong trong sứ mệnh quảng bá du...
Dịch vụ - Hướng dẫn Quảng cáo và thiết kế web miễn phí cho khách sạn, nhà hàng,...
Hằng ngày, sư thầy Hạnh Nhẫn chăm lo từ bữa cơm, giấc ngủ đến tập vở cho “tiểu đoàn” con nuôi của mình để bọn trẻ được đủ đầy như bạn bè cùng trang lứa.
Ám ảnh bởi ánh mắt như nỉ non đến tội nghiệp
Như một mối nhân duyên, người cha của ngôi nhà chung là đại đức Thích Hạnh Nhẫn từ thuở bé đã gắn liền với câu kinh, giáo lý nhà Phật. Năm 2011, sư thầy thi đậu thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm của Học viện Phật giáo.
Sư thầy kể lại: “Vào một chiều từ TP Hà Tĩnh vào Cẩm Xuyên, tôi bắt gặp một cụ già đang lom khom nhặt ve chai dưới cái mưa xối xả, theo gót cụ là một đứa bé trạc 5 hay 6 tuổi gì đấy. Nhìn đứa bé nheo nhóc, lấm leo, ướt sũng, tôi dừng lại hỏi mới biết bố mẹ cháu bỏ đi làm ăn xa từ khi cháu chưa đầy tuổi, đứa bé ở với bà. Từ lúc ấy, hình dáng, khuôn mặt và ánh mặt đứa bé như nỉ non tội nghiệp cứ ám ảnh tôi suốt chặng đường về”.
Sinh ra và lớn lên tại Phan Thiết rồi cắp sách học ở Thủ đô, nhưng sau khi tốt nghiệp, thầy không trở về quê hương mà trở lại Hà Tĩnh xin ở chùa Cầm Sơn, Cẩm Xuyên.
Năm 2006, khi chùa được tu sửa lại, thầy Hạnh Nhẫn bắt tay ngay đi tìm lại những mảnh đời đã bắt gặp trong những lần hoằng pháp trước đây.
“Ngày ấy nhận con nuôi đứa nhỏ nhất chỉ mới hơn 3 tuổi, đứa lớn gần 19, những đứa trẻ đến với tôi là một cơ duyên”, thầy tâm sự.
Thầy cho con ánh sáng và ước mơ
Tất cả những đứa trẻ đều có chung một hoàn cảnh, đứa mất cha, đứa không còn mẹ, là những cây cỏ thiếu ánh nắng, thiếu nước và nụ cười đã “hong khô” tất cả khi các em được “người cha” đầy lòng vị tha, yêu thương săn sóc đưa về với ngôi nhà chung.
Ngôi nhà trên đỉnh núi Thiên Cầm được dựng lên đã có một trụ cột chính trong gia đình, sư thầy vừa là cha, vừa là mẹ nuôi nấng những đứa con của mình.
Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng hoan hỉ đón nhận tấm lòng của nhà sư, có nhiều em nhặt ve chai, bán vé số dạo lấy gầm cầu làm nhà, dường như cuộc sống lang thang phiêu bạt, nay đây mai đó đã dần quen với chúng nên khi có người mở lòng đón nhận các em về chăm sóc, có chỗ ăn, chốn ngủ thì các em lại ngỡ ngàng và không tin.
Thầy Hạnh Nhẫn vui vẻ kể lại: “Khi bắt gặp các cháu và có ý muốn nhận về nuôi thì nhiều đứa ngần ngại, e dè vì chúng sợ bị lừa, bắt cóc, tôi phải lân la gợi chuyện mãi mới nói chuyện được với các cháu”.
Bắt gặp cậu bé có ánh mắt chăm chú, ngây thơ đang miệt mài lấy cát giọt hình tháp, khi được hỏi về thầy, em liền tâm sự: “Lên ba tuổi, con được thầy nhận nuôi và chăm sóc như cha ruột, thầy là người con luôn quý trọng, là người cho con ánh sáng và ước mơ. Con mong sao hình tháp này giống như ngôi chùa trong lòng con”.
Giờ đây, ngôi nhà chung đã gần 20 đứa trẻ, 5 cháu học trung cấp Phật giáo chuẩn bị liên thông Đại học Phật giáo ở Thừa Thiên Huế, 3 cháu học THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Dương, Cẩm Xuyên), 2 cháu học THCS Cẩm Nhượng và 6 cháu học tiểu học.
Khi nói về những đứa trẻ, sư thầy luôn ánh lên niềm hạnh phúc đầy tự hào, bởi các em đều chăm ngoan, học giỏi, không ngại khó, ngại khổ biết vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh để học tập tốt.
“Chúng là những đứa trẻ ngoan, những đứa con tôi hết lòng chăm lo từ bữa cơm, giấc ngủ đến tập vở để bọn trẻ được đủ đầy như bạn bè cùng trang lứa”, sư thầy vui mừng nói thêm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn